Loài kiến ba khoang ồ ạt tràn vào bênh viện gây náo loạn

Vấn nagj kiến 3 khoang từ nông thông đang gây nhức nhối trong dư luận, chúng không hề gây nguy hiểm cho tính mạng con người nhưng quá trình phục hồi từ vết cắn của chúng là rất lâu. mỗi vết cắn gây phồng rộp xung quanh vùng cắn và cần phải mất 2 -3 tháng mới phục hòi hoàn toàn. Tuy nhiên trong thời gian kiêng cữ cần có chế độ ăn uống hợp lý nếu không sau này sẽ để lại sẹo.

Bà Phan Ngọc Trao ở quận Bình Thủy đang chăm sóc cháu nằm viện tại Khoa Hồi sức tích cực - chống độc, cho biết kiến ba khoang xuất hiện ở nhiều phòng trên lầu 2 của bệnh viện khiến nhiều người hoang mang. Người phụ nữ k"Có người bị kiến cắn đã dùng tay giết nó, không ngờ ngay chỗ kiến cắn vết thương bị phồng rộp rồi lây lan sang các vùng khác"
kien-ba-khoang-vao-vientan-cong-benh-nhan
Kiến ba khoang gây ra những vết phồng rộp trên da. Ảnh: TH.
Anh Triều ở quận Ninh Kiều đang nằm viện điều trị cũng bị kiến ba khoang bò lên người để lại những vết phồng rộp loang lổ. Tưởng mình bị bệnh "giời leo", người đàn ông đi khoán và mua thuốc bôi mà không khỏi. Khi đến khám bác sĩ da liễu mới biết những vết bọng nước li ti ấy là do kiến ba khoang gây ra. "Giờ mỗi lần nằm trên giường phải quan sát thật kỹ và trải thêm một lớp vải nữa hy vọng không bị kiến tấn công", anh nói
Nam bệnh nhân cho biết ở xung quanh chỗ anh nằm có nhiều người bị "kiến bay" đốt đã dùng tay giết và chà xát trên da làm độc tố vấy ra khiến da phồng rộp, bọng nước lan rộng. Các bác sĩ cũng cảnh báo độc tố của kiến ba khoang dính vào mắt có thể gây mù tạm thời nên phải đề cao cảnh giác.
Trước tình trạng này, các chuyên gia thuộc Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn của bệnh viện đã đến từng phòng khoa để thực hiện giám sát vệ sinh. Trung tâm y tế dự phòng quận Ninh Kiều cũng đến phun xịt kiến. Các cán bộ tuyên truyền cho người bệnh và thân nhân cách phòng chống tác hại của kiến ba khoang. Đến nay tình trạng tạm thời đã được kiểm soát.
Bác sĩ Nguyễn Hồng Tâm, Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, cho biết kiến ba khoang có tên khoa học là Paederus fuscipes Curtis. Chúng thường sống ở ven ruộng, quanh gốc rạ, bãi cỏ, gần vùng nước, ruộng rau, công trình xây dựng. Mùa này, kiến xuất hiện nhiều trên các ruộng lúa, trường học, ký túc xá, khu trọ, nhà ở tập thể công nhân vùng ngoại ô có cỏ mọc xung quanh.
Buổi chiều tối kiến ba khoang bay theo ánh đèn vào nhà. Những người làm việc dưới ánh đèn bị côn trùng rơi vào cổ, mặt thường lấy tay bắt hay chà xát khiến chất độc pederin trên cơ thể kiến vương vào da. Nhiều trường hợp côn trùng này rơi vào bể tắm, bồn tắm hoặc bám vào khăn mặt, quần áo, người dân vô tình chạm phải dẫn đến viêm da bọng nước.
Khi kiến ba khoang cắn, lượng độc tố truyền sang người qua vết cắn rất nhỏ, chỉ có thể làm da nổi bọng nước, ngứa rát. Tuy nhiên khi gãi vết thương sẽ vỡ ra, gây lở loét, dẫn tới viêm da. Kiến ba khoang không gây nguy hiểm đến tính mạng, chủ yếu làm tổn thương trên da vùng  mặt, cổ, tay, chân, hông, lưng.
Sau khi tiếp xúc độc tố của kiến từ 12 giờ đến 36 giờ thường phồng rộp da, nổi mụn nước. Nếu không chữa trị, tình trạng viêm sẽ tiến triển sang loét. Khi đó, những tổn thương này sẽ có hình dạng là đường thẳng dài hay hình chữ Y tùy theo cách ta giết chúng. Viêm da có thể dạng giống như tổn thương của bệnh Zona (giời leo). Vết phồng thường xuất hiện khoảng một ngày sau khi bị dính độc tố, nếu được điều trị sau một tuần sẽ hết. Nếu điều trị muộn, tổn thương da có thể để lại sẹo đỏ đến nhiều tháng mới hết. Nếu độc tố của chúng dính vào mắt, sẽ gây ra viêm kết mạc và sưng nề phần mềm quanh mắt, có trường hợp mù tạm thời.
Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét