Côn trùng sử dụng không đúng cách có khả năng gây ngộ độc

Loài côn trùng theo khoa học thì thành phần dinh dưỡng của chúng luôn cao hơn thịt, tuy nhiên không phải loài côn trùng nào cũng có thể ăn được. Có những loài côn trùng có chứa trong nó chất độc, không thể sử dụng chúng qua đường ăn uống. Mới đây có rất nhiều trường hợp sử dụng côn trùng làm thực phẩm dẫn đến ngộ độc, vậy tại sao lại có tình trạng này

Theo Sở Y tế Hà Nội, mới đây, một bệnh nhân nam tại quận Hoàng Mai bị ngộ độc suýt dẫn đến tử vong vì bị dị ứng khi ăn món sâu măng xào lá chanh. Trước đó, nhiều trường hợp ngộ độc do ăn các loại côn trùng như bọ xít, nhộng ve sầu, mối… đã xảy ra.

Thậm chí, những côn trùng ghê sợ như nhện cũng được chế biến thành món nhậu. Ảnh: T.L
Thậm chí, những côn trùng ghê sợ như nhện cũng được chế biến thành món nhậu. Ảnh: T.L
Liên tiếp các vụ ngộ độc do “nhậu” côn trùng
Theo Phòng Giám sát ngộ độc trực thuộc Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), 3 năm gần đây, số vụ ngộ độc trên địa bàn toàn quốc do ăn ấu trùng lạ, côn trùng… tăng lên nhanh chóng, điển hình là các vụ ăn ấu trùng ve sầu nhiễm nấm tại Bình Thuận, Bình Phước khiến gần 20 người ngộ độc, phải nhập viện, trong đó có một người tử vong. Đặc biệt, năm 2014, vụ ngộ độc do ăn bọ xít đen chiên mỡ đã xảy ra ở huyện Than Uyên (Lai Châu) khiến 38 người phải nhập viện, trong đó có một người tử vong. Cách đây không lâu, 5 người dân xã Lộc Điền (Lộc Ninh - Bình Phước) ngộ độc nặng do uống rượu với nhộng ve sầu… Gần đây nhất, một nam bệnh nhân đã suýt mất mạng vì “nhắm” sâu măng xào lá chanh với rượu, may mà được các bác sĩ kịp thời cứu sống.
Côn trùng “lành” cũng có thể gây độc
Theo TS Nguyễn Kim Sơn (Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai) thì những trường hợp ăn côn trùng bị ngộ độc thường do một số nguyên nhân: Côn trùng chết tiết ra độc tố, côn trùng nhiễm nấm độc hoặc côn trùng chứa nhựa cây độc không bị tiêu hủy ở nhiệt độ chế biến, côn trùng chứa protein lạ gây ra dị ứng với những người có cơ địa mẫn cảm… Hơn nữa, các nghiên cứu với số liệu thống kê chưa đầy đủ của các nhà khoa học cho thấy, hiện có hơn một triệu loài côn trùng nên việc nhận biết những loài có thể gây độc là không dễ dàng. Việc thiếu kiến thức trong lựa chọn, chế biến côn trùng làm thức ăn hiện nay tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe, gây ngộ độc, thậm chí khiến người ăn tử vong. Chưa kể đến, có một loại sâu chứa chât độc bảng A rất giống với bọ xít, nêu người dân không biết, nhầm lẫn ăn phải chắc chắn sẽ bị tử vong.
Ngay tại Hà Nội, được tiếp xúc với các phương tiện truyền thông thường xuyên, được tuyên truyền về các nguy cơ có thể gặp phải khi ăn các loại côn trùng vốn “không được coi là thức ăn”, nhưng người dân ở một thôn thuộc xã Vân Hòa (Ba Vì) vẫn thường xuyên bắt bọ xít để ăn và bán cho một số quán ăn tại khu du lịch lân cận. Món bọ xít được nhiều người coi như là “đặc sản”, mà không biết rằng, ngoài việc rất hôi, bọ xít còn có nhiều ký sinh trùng gây độc bám trên cơ thể.
Các chuyên gia y tế đã lo ngại trước tình trạng nhiều người coi côn trùng như bọ cạp, bọ xít, nhện, kiến, mối và trứng của chúng... là món đặc sản. Thậm chí, trên các diễn đàn bán hàng qua mạng, không khó gặp các địa chỉ bán trứng kiến, nhộng ve sầu, đuông dừa, bọ xít... cho những thực khách thích “ăn lạ”. Tại làng Lê Thanh (Mỹ Đức, Hà Nội) từ lâu nổi tiếng khắp miền Bắc với nghề “quay chấu”. Mỗi ngày, với hàng tạ châu chấu được thu mua, chế biến tại địa phương và bán ra các nhà hàng trong toàn thành phố, thậm chí bán ra các tỉnh ven Hà Nội. Đành rằng châu chấu lành, nhưng ngoài môi trường tự nhiên, các côn trùng này có thể đã bị nhiễm nấm, ký sinh trùng, thậm chí độc tố của thuốc sâu, thuốc diệt cỏ, chỉ cần sơ suất khi chế biến có thể khiến người ăn ngộ độc, thậm chí mất mạng.

Share on Google Plus

About Unknown

Bài viết này được chia sẻ bởi Unknown.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét